Dự án xử lý nước thải sinh hoạt 10m3/ngày

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI 10M3/NGÀY

Tên dự án

+ Dự án: Trạm xử lý nước thải sinh hoạt.

+ Loại nước thải : Nước thải sinh hoạt.

+ Công suất : 10 m3/ngày đêm.

+ Thời gian hoạt động : 24 h.

+ Mức độ xử lý: QCVN14:2008/BTNMT – Cột B.

Chủ đầu tư

+ Chủ đầu tư : Công ty TNHH RAWLPLUG Việt Nam 

+ Địa chỉ: KCN Bàu Bàng, huyện Bàu Bàng, Bình Dương

Đơn vị thi công

+ Nhà thầu : CÔNG TY TNHH REGREEN VIỆT NAM.

+ Địa chỉ: 63/21c, Đường số 9, Phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

+ Xưởng sản xuất : 600/22c KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TP. Dĩ An, Bình Dương.

+ Điện thoại : 0902 337 365.

+ Email : info@regreen.vn

+ Website        : regreen.vn - regreenvn.com.

CƠ SỞ THIẾT KẾ VÀ MÔ TẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG SUẤT 10M3/NGÀY

Việc đề xuất và lựa chọn phương án thiết kế, kết hợp giữa xây dựng quy trình vận hành hợp lý cùng với phương án công nghệ đã được lựa chọn sẽ đóng vai trò quyết định trong sự thành công của dự án. 

Thông số thiết kế

Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải cần dựa vào các thông số sau:

    + Lưu lượng nước thải.

Mức độ yêu cầu xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

   + Lưu Lượng Nước Thải

Tổng lưu lượng nước thải: 10 m3 /ngày.đêm.
Lưu lượng trung bình giờ:   0.4 m3 /giờ.

  + Mức Độ Yêu Cầu Xử Lý 

Mức độ yêu cầu xử lý nước thải của Hệ Thống Xử Lý Nước Thải phụ thuộc vào mục đích nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN14:2008/BTNMT – cột B.
Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý được đính kèm trong phần phụ lục.

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 10M3/NGÀY

Công nghệ xử lý
Qua khảo sát thực tế và dựa vào các chỉ tiêu của mẫu nước thải tương tự trước xử lý, chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải trong phương án này gồm các giai đoạn sau:
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: 
Thuyết minh công nghệ:Thuyết minh công nghệ

Ngăn điều hòa  (TK01)

Ngăn điều hòa có chức năng ổn định nồng độ các chất ô nhiễm, oxy hóa một phần chất hữu cơ, giảm kích thước các công trình đơn vị phía sau và tăng hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm.

Ngăn sinh học thiếu khí Anoxic (TK02)

Ngăn sinh học thiếu khí Anoxic có chức năng xử lý hàm lượng Nitơ dưới dạng muối Nitrat có mặt trong nước thải. Trong nước thải tồn tại một lượng Nitơ chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ và Amoniac. Tại đây các vi khuẩn trong môi trường thiếu khí sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng trong hợp chất hữu cơ làm thức ăn để tăng trường và phát triển, đồng thời với quá trình đó là quá trình khử muối Nitrat và Nitrit bằng cách lấy oxy từ chúng và giải phóng ra Nitơ tự do và nước. Trong “Ngăn sinh học thiếu khí Anoxic”, quá trình khử Nitrate sẽ diễn ra theo phản ứng: 
6NO3-+ 5CH3OH -> 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-
Giá thể sinh học thiếu khí được thêm vào để tăng hiệu quả xử lý.
Sau đó nước thải từ “Ngăn sinh học thiếu khí Anoxic” tự chảy qua “Ngăn sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR” để tiếp tục quá trình xử lý.

Ngăn sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR (TK03)

Tại ngăn sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR tồn tại chủ yếu 2 loại vi sinh vật: “vi sinh vật hiếu khí” bên ngoài và “vi sinh vật thiếu khí” bám sâu bên trong lớp giá thể MBBR, lượng oxy được duy trì nhờ máy thổi khí.
Vi sinh vật thiếu khí bám bên trong lớp giá thể MBBR sẽ xử lý hàm lượng Nitơ dưới dạng muối Nitrat có mặt trong nước thải. Trong nước thải lượng Nitơ chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ và Amoniac. Tại đây các vi khuẩn trong môi trường thiếu khí sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng trong hợp chất hữu cơ làm thức ăn để tăng trưởng và phát triển, đồng thời với quá trình đó là quá trình khử muối Nitrat và Nitrit bằng cách lấy oxy từ chúng và giải phóng ra Nitơ tự do và nước. Quá trình khử Nitrate sẽ diễn ra theo phản ứng: 
6NO3- + 5CH3OH  -> 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-
Vi sinh vật hiếu khí có nhiệm vụ xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ – BOD, COD có trong nước thải.
Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2   -> CO2 + H2O + năng lượng 
Quá trình tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + NH3 + O2   -> C5H7O2N + CO2 + H2O + năng lượng
Quá trình chuyển hóa Nitrat (nitrification process):
Quá trình nitrat hóa: diễn ra trong ngăn với sự góp mặt của 2 chủng loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter theo cơ chế sau:
Bước 1: Ammonia được chuyển thành nitrit bởi loài Nitrosomonas (diễn ra tại lớp hiếu khí của lớp màng vi sinh vật).
NH4+ + 1,5O2   -> NO2- + 2 H+ + H2O
Bước 2: Nitrite được chuyển thành nitrat bởi loài Nitrobacter .
NO2- +0,5O2  -> NO3-
Tổng hợp 2 phản ứng trên được viết lại như sau:
NH4+ + 2O2  ->  NO3- + 2H+ + H2O
Ngăn lắng & lọc sinh học & khử trùng (TK04)
Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải sẽ chứa một lượng bùn vi sinh (trong đó chủ yếu là sinh khối vi sinh). Tại đây lượng bùn lơ lửng trong nước sẽ được lắng xuống đáy bể. Để đảm bảo bù đắp lại lượng bùn hoạt tính bị thất thoát qua “Ngăn lắng & lọc” nhằm ổn định quá trình xử lý hiếu khí, một phần bùn ở “Ngăn lắng & lọc” sẽ được tuần hoàn trở lại “Ngăn lọc thiếu khí”. 
Quá trình phân tách giữa nước thải và bùn, theo nguyên lý trọng lực, bùn được lắng xuống đáy bể. Phần nước trong sau lắng nổi lên trên bề mặt và được


0
Hotline tư vấn: 0902337365
Zalo
Hotline: 0902 337 365